Khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, trong đó có các khoáng chất trong nước. Khoáng chất tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể.
Khoáng chất là gì?
Khoáng chất là các chất có tác động tích cực đến sức khoẻ của con người, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho việc chuyển hoá các chất trong cơ thể có thể diễn ra thuận lợi. Các loại khoáng chất phổ biến nhất có thể kể đến như Na, Mg, Ca, Flo…
Vai trò của khoáng chất
Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.
Chất khoáng giúp tăng trưởng và tăng cường độ bền của hệ cơ xương khớp. Trong đó canxi, magie, photpho, là thành phần cấu tạo của xương và răng, đồng thời canxi liên kết chặt chẽ tới sự chuyển hóa photpho, là thành phần tham gia cấu tạo cơ não.
- Natri tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước, ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và cân bằng nước của cơ thể.
- Khoáng chất là chất xúc tác cho các hoạt động của enzyme.
- Khoáng chất là thành phần tham gia vào các phản ứng hóa học quan trọng trong cơ thể người. Ví như Fe – sắt giúp tổng hợp hemoglobin – tế bào máu, iot tham gia tạo thirocin là hormone tuyến giáp.
- Khoáng chất tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, chất béo trong cơ thể.
- Sự tham gia của khoáng chất giúp cân bằng và điều hòa chuyển hóa nước trong và ngoài tế bào, giúp cân bằng lượng nước bên trong cơ thể
Đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vai trò của chất khoáng lại càng cần thiết hơn:
- Phụ nữ mang thai: Cần cung cấp để hơn 14 loại khoáng chất như canxi, crom, đồng, sắt, magie, mangan,…. phải cung cấp đủ mới đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
- Đối với trẻ nhỏ: Đây là thời gian mà vóc dáng và trí tuệ của trẻ phát triển mạnh nhất, để bé có một cơ thể cứng cáp, tư duy nhanh nhẹn. Vì vậy nên bổ sung đầy đủ các chất khoáng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, iốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng. Vai trò của một số khoáng chất quan trọng sử dụng phổ biến:
- Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.
- Selen: là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.
- Sắt: cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.
- Kẽm: kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.
- Clorua: là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.
- Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.
Nguồn cung cấp khoáng chất
Khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.
- Thực phẩm giàu Ca, P, Mg, K, Na thường chứa trong phần lớn rau lá, rau củ, quả tươi, sữa và chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng I, F, Cu, Co, Mn, Zn… có trong thịt, cá, trứng, đậu, ngũ cốc
- Các thuốc/ thực phẩm bổ sung khoáng chất như sắt, canxi…
- Khoáng chất trong nước uống hàng ngày
Hiện nay, do thay đổi các phương thức chế biến, thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như các cách nuôi trồng thực phẩm mà lượng khoáng chất được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi theo. Dù là yếu tố vi lượng nhưng khi cơ thể có hiện tượng thừa hay thiếu khoáng chất đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là uống nước chứa các khoáng chất tự nhiên hàng ngày để có thể đảm bảo sức khỏe các bạn nhé.
Khoáng chất trong nước
Canxi (Ca)
Canxi là một trong những chất có thể ngăn ngừa loãng xương, và nó thật sự cần thiết cho việc duy trì xương và răng chắc khỏe. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xương, răng, hệ thần kinh nói chung. Canxi và photpho chiếm đến 70% toàn bộ các chất khoáng trong cơ thể. Nó có chức năng điều hoạt các hoạt động của cơ, đảm bảo hoạt động của dây thần kinh cũng như điều hòa hoạt động trao đổi trong tế bào và nhiều hoạt động khác trong cơ thể.
Ca có thể được hấp thụ từ sữa, một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, nguồn nước cũng cung cấp một lượng Ca vô cùng quan trọng. Ở người lớn khi cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương gây ra đau nhức. Vận động khó khăn, xương khó phục hồi khi bị gãy nặng nhất có thể tàn phế. Đối với trẻ nhỏ thiếu canxi làm trẻ còi cọc, yếu xương, chậm phát triển.
Kali (K)
Kali là chất khoáng rất cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, các cơ, nếu thiếu kali có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn. Việc duy trì hàm lượng Kali phù hợp cho cơ thể cũng cực kỳ quan trọng. Nó giúp duy trì nhịp tim được hoạt động bình thường và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc bị suy hô hấp nếu trình trạng thiếu hoặc thừa Kali diễn ra trong cơ thể bạn.
Kali tồn tại trong hầu hết các chất lỏng ở cơ thể con người, vì vậy, nó rất cần thiết để cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu nồng độ Kali thấp có thể dẫn đến trình trạng rối loạn nhịp tim và gây nguy hiểm.
Natri (Na)
Khoáng chất Na là thành phần không thể thiếu để có một cơ thể khỏe mạnh. Natri cùng với Clorua sẽ giúp cân bằng các chất lỏng bên ngoài các tế bào. Việc điều chỉnh huyết áp có thể được điều chỉnh bằng lượng natri trong cơ thể. Trong nguồn nước tự nhiên, tính trung bình 1L nước có thể cung cấp từ 30 đến 45% hàm lượng Na cho cơ thể.
Mangan (Mn)
Đây là một chất tham gia vào rất nhiều quá trình dinh dưỡng với các vai trò khác nhau. Mặc dù hàm lượng mangan trong cơ thể rất nhỏ chỉ vào khoảng từ 12-20 mg.
Ở các tế bào mangan thúc đẩy tổng hợp protein để bảo toàn cấu trúc của tế bào. Từ đó tế bào có thể sản sinh một cách bình thường mà không bị biến động thành các tế bào gây hại như ung thư. Ngoài ra mangan tham gia tại huyết cầu bên trong tủy xương. Thúc đẩy quá trình sản xuất nội tiết tố… có thể coi mangan là một trong những nguyên tố vi lượng “bận rộn” nhất trong cơ thể. Cơ thể khi thiếu Mangan sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, da khô, ù tai, sụt cân…
Sắt (Fe)
Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin có mặt trong các tế bào hồng cầu. Sắt có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các tế bào trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần cấu tạo một số loại enzyme đóng vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng. Việc thiếu sắt có thể khiến cho cơ thể mỏi mệt, thiếu máu, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung. Đặc biệt với trẻ nhỏ tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.
Kẽm (Zn)
Kẽm tham gia vào cấu tạo các enzyme, ngăn ngừa mỡ hóa gan. Vai trò của kẽm trong cơ thể con người cũng quan trọng không kém gì vai trò của sắt. Kẽm cũng tham gia vào chức năng tạo máu, chuyển hóa và điều hòa lượng lipid trong cơ thể…
Mặc dù kẽm là một trong những kim loại nặng có thể gây hại cho sức khoẻ nếu hấp thụ quá nhiều. Nhưng thiếu kẽm gây ra các triệu chứng thường gặp như: chán ăn, chậm phát triển. Nếu tình trạng thiếu kẽm nặng dẫn đến hiện tượng nôn không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Thậm chí gây chậm tăng trưởng, rụng tóc, suy giảm miễn dịch, tiêu chảy…