Công nghệ lọc nước

Tất tần tật về màng thẩm thấu ngược RO

tat tan tat ve mang tham thau nguoc ro

Màng thẩm thấu ngược RO là cụm từ khá quen thuộc với người tiêu dùng máy lọc nước. Qua bài viết này, Scitech Water sẽ đem đến cho bạn những giải thích đơn giản, dễ hiểu và khá toàn diện về màng thẩm thấu ngược RO.

1 Quá trình nước lọc qua màng RO

Có nhiều phương pháp lọc nước khác nhau, nhưng thẩm thấu ngược RO là một trong những phương pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đời sống và công nghiệp. Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis – RO) là phương pháp lọc nước sử dụng nguyên tắc thẩm thấu cơ bản.

Các phân tử nước được ép qua màng bán thấm để lọc bỏ các tạp chất, tất cả các chất gây ô nhiễm được rửa trôi, chỉ cho ra nước tinh khiết.

Quá trình này được thực hiện qua ba giai đoạn như sau:

  • Lọc cặn: giai đoạn đầu tiên được gọi là tiền lọc để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 1 micron, có thể tích tụ trên bề mặt của màng RO trong quá trình lọc chính. Giai đoạn này thường dùng lõi PP hoặc lõi Gốm Ceramic.
  • Loại bỏ clo: hầu hết các màng thẩm thấu ngược được sử dụng ngày nay đều dễ bị phân hủy bởi clo. Clo được loại bỏ khỏi nước bằng cách lọc qua lõi than hoạt tính (lõi CTO, lõi UDF, lõi OCB).
  • Màng thẩm thấu ngược RO: màng bán thấm được sử dụng cho quá trình RO thường được làm bằng một lớp polyamide mỏng (< 200 nm) được lắng đọng trên lớp xốp polysulfone (khoảng 50 micron) trên đầu tấm đỡ bằng vải không dệt. Kích thước lỗ khoảng 0,0001 micron, giúp loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm hòa tan và chỉ cho phép các phân tử nước đi qua.
mang ro
Màng lọc thẩm thấu ngược RO

2 Màng thẩm thấu ngược RO hoạt động như thế nào?

Bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ hệ thống lọc RO nào chính là màng lọc RO. Trong một hệ thống RO điển hình, các màng được làm bằng các tấm cuộn xoắn ốc có đường kính 2-8 inch bằng vật liệu bán thấm được thiết kế để cho nước tinh khiết chảy qua, đồng thời giữ lại tất cả các tạp chất khác. Chiều dài tiêu chuẩn của mỗi màng RO là 9.5 inch (màng thường) hoặc 40 inch (màng công nghiệp).

Các màng thẩm thấu ngược RO được đặt trong vỏ màng và đưa vào hệ thống lọc RO gồm nhiều bước lọc như trình bày ở trên. Các hệ có thể dùng nhiều màng RO lắp nối tiếp hoặc song song.

Quá trình lọc nước qua màng thẩm thấu ngược RO là quá trình thẩm thấu ngược sử dụng áp lực đẩy nước qua màng bán thấm. Áp lực này thường từ bơm hoặc trong số ít trường hợp là áp tự nhiên của nước trong hệ thống ống dẫn.

Trong quá trình thẩm thấu ngược này, nước (dung môi) đi từ môi trường có nồng độ chất tan cao hơn (nhiều chất gây ô nhiễm hơn) sang phía kia của màng RO nơi có nồng độ chất tan thấp hơn (ít chất gây ô nhiễm hơn) để tạo ra nước sạch.

Nước sạch qua màng RO có độ tinh khiết >99%. Phần nước chứa chất ô nhiễm (nước thải) sẽ được xả ra để thoát nước hoặc được tái chế để làm nước làm mát hoặc các mục đích sử dụng tiềm năng khác.

Màng lọc thẩm thấu ngược RO hoạt động như thế nào

3 Thời gian thay thế màng RO

Bạn nên thay thế màng thẩm thấu ngược RO sau mỗi 24 tháng, tối đa 36 tháng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết khi nào bạn cần thay màng RO là quan sát áp lực nước ra hay công suất nước ra. Nếu thấy nước ra chậm, yếu đi, và/hoặc nước thải chảy ra rất nhiều, và/hoặc bơm chạy liên tục, rất có thể màng RO của bạn đã bị nghẹt vì bụi bẩn bám đầy lõi.