Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt, chất lượng nước ăn uống sinh hoạt hiện nay cần tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) do Bộ Y tế ban hành.
1 Sơ lược về tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế QCVN 01:2009/BYT (cho nước ăn uống) và QCVN 02:2009/BYT (cho nước sinh hoạt) được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, và đã hết hiệu lực vào 30/6/2021.
Quy chuẩn mới về tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt sẽ bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu
- (1) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ y tế ban hành (nhóm A)
- (2) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do UBND tỉnh/thành phố ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (nhóm B).
Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT:
- Các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần;
- Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước;
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên);
- Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm).
Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của các địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong đảm bảo an toàn cấp nước.
Thông tư 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.
2 Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT
Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt gồm 99 chỉ tiêu:
TT | Tên thông số | Đơn vị | Giới hạn |
---|---|---|---|
Nhóm A | |||
Thông số vi sinh vật | |||
01. | Coliform | CFU/ 100mL | <3 |
02. | E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt | CFU/ 100mL | <1 |
Thông số cảm quan & vô cơ | |||
03. | Arsenic (As)(*) | mg/L | 0,01 |
04. | Clo dư tự do(**) | mg/L | 0,2 – 1,0 |
05. | Độ đục | NTU | 2 |
06. | Màu sắc | TCU | 15 |
07. | Mùi, vị | – | Không có mùi vị lạ |
08. | pH | – | 6,0-8,5 |
Nhóm B | |||
Thông số vi sinh vật | |||
09. | Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) | CFU/ 100mL | < 1 |
10. | Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa) | CFU/ 100mL | < 1 |
Thông số vô cơ | |||
11. | Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) | mg/L | 0,3 |
12. | Antimon (Sb) | mg/L | 0,02 |
13. | Bari (Bs) | mg/L | 0,7 |
14. | Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) | mg/L | 0,3 |
15. | Cadmi (Cd) | mg/L | 0,003 |
16. | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0,01 |
17. | Chỉ số pecmanganat | mg/L | 2 |
18. | Chloride (Cl–)(***) | mg/L | 250 (hoặc 300) |
19. | Chromi (Cr) | mg/L | 0,05 |
20. | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 1 |
21. | Độ cứng, tính theo CaCO3 | mg/L | 300 |
22. | Fluor (F) | mg/L | 1,5 |
23. | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 2 |
24. | Mangan (Mn) | mg/L | 0,1 |
25. | Natri (Na) | mg/L | 200 |
26. | Nhôm (Aluminium) (Al) | mg/L | 0,2 |
27. | Nickel (Ni) | mg/L | 0,07 |
28. | Nitrat (NO3– tính theo N) | mg/L | 2 |
29. | Nitrit (NO2– tính theo N) | mg/L | 0,05 |
30. | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0,3 |
31. | Seleni (Se) | mg/L | 0,01 |
32. | Sunphat | mg/L | 250 |
33. | Sunfua | mg/L | 0,05 |
34. | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | mg/L | 0,001 |
35. | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/L | 1000 |
36. | Xyanua (CN) | mg/L | 0,05 |
Thông số hữu cơ | |||
a. Nhóm Alkan clo hóa | |||
37. | 1,1,1 -Tricloroetan | µg/L | 2000 |
38. | 1,2 – Dicloroetan | µg/L | 30 |
39. | 1,2 – Dicloroeten | µg/L | 50 |
40. | Cacbontetraclorua | µg/L | 2 |
41. | Diclorometan | µg/L | 20 |
42. | Tetracloroeten | µg/L | 40 |
43. | Tricloroeten | µg/L | 20 |
44. | Vinyl clorua | µg/L | 0,3 |
b. Hydrocacbua thơm | |||
45. | Benzen | µg/L | 10 |
46. | Etylbenzen | µg/L | 300 |
47. | Phenol và dẫn xuất của Phenol | µg/L | 1 |
48. | Styren | µg/L | 20 |
49. | Toluen | µg/L | 700 |
50. | Xylen | µg/L | 500 |
c. Nhóm Benzen Clo hóa | |||
51. | 1,2 – Diclorobenzen | µg/L | 1000 |
52. | Monoclorobenzen | µg/L | 300 |
53 | Triclorobenzen | µg/L | 20 |
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp | |||
54. | Acrylamide | µg/L | 0,5 |
55. | Epiclohydrin | µg/L | 0,4 |
56. | Hexacloro butadien | µg/L | 0,6 |
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật | |||
57. | 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan | µg/L | 1 |
58. | 1,2 – Dicloropropan | µg/L | 40 |
59. | 1,3 – Dichloropropen | µg/L | 20 |
60. | 2,4-D | µg/L | 30 |
61. | 2,4 – DB | µg/L | 90 |
62 | Alachlor | µg/L | 20 |
63. | Aldicarb | µg/L | 10 |
64. | Atrazine và các dẫn xuất chloro-s- triazine | µg/L | 100 |
65. | Carbofuran | µg/L | 5 |
66. | Chlorpyrifos | µg/L | 30 |
67. | Clodane | µg/L | 0,2 |
68. | Clorotoluron | µg/L | 30 |
69. | Cyanazine | µg/L | 0,6 |
70. | DDT và các dẫn xuất | µg/L | 1 |
71. | Dichloprop | µg/L | 100 |
72. | Fenoprop | µg/L | 9 |
73. | Hydroxyatrazine | µg/L | 200 |
74. | Isoproturon | µg/L | 9 |
75. | MCPA | µg/L | 2 |
76. | Mecoprop | µg/L | 10 |
77. | Methoxychlor | µg/L | 20 |
78. | Molinate | µg/L | |
79. | Pendimetalin | µg/L | 20 |
80. | Permethrin Mg/t | µg/L | 20 |
81. | Propanil Uq/L | µg/L | 20 |
82. | Simazine | µg/L | 2 |
83. | Trifuralin | µg/L | 20 |
Thông số hóa chất khử trùng & sản phẩm phụ | |||
84. | 2,4,6 – Triclorophenol | µg/L | 200 |
85. | Bromat | µg/L | 10 |
86. | Bromodichloromethane | µg/L | 60 |
87. | Bromoform | µg/L | 100 |
88. | Chloroform | µg/L | 300 |
89. | Dibromoacetonitrile | µg/L | 70 |
90. | Dibromochloromethane | µg/L | 100 |
91. | Dichloroacetonitrlle | µg/L | 20 |
92. | Dichloroacetic acid | µg/L | 50 |
93. | Formaldehyde | µg/L | 900 |
94. | Monochloramine | µg/L | 3,0 |
95. | Monochloroacetic acid | µg/L | 20 |
96. | Trichloroacetic acid | µg/L | 200 |
97. | Trichloroaxetonitril | µg/L | 1 |
Thông số nhiễm xạ | |||
98. | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bg/L | 0,1 |
99. | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bg/L | 1,0 |
Chú thích:
- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.
- Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
- Dấu (***) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.
- Dấu (-) là không có đơn vị tính.
- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức: Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1
Gợi ý dịch vụ, sản phẩm hữu ích đối với quý khách hàng:
Bài viết liên quan: